Công nghệ tổng hợp Vì sao người dùng thường không muốn trả tiền mua ứng dụng dù không đáng bằng ly cafe?

Thảo luận trong 'Thế giới công nghệ' bắt đầu bởi kitcat, 29/3/17.

  1. 0dLqD.
    Có bao giờ bạn tự hỏi bạn bè (hay chính bản thân) tại sao chúng ta có thể sẵn sàng bỏ 100 nghìn ra uống một ly StarBucks sang chảnh, 40 nghìn cho tô phở 24 giờ nhưng lại luôn luôn từ chối chi 20 nghìn cho một ứng dụng trên di động chưa?

    Đầu tiên, bạn phải cần phải tìm hiểu sơ qua một chút về một hiện tượng trong tâm lý học gọi là: hiệu ứng mỏ neo.

    Hiệu ứng mỏ neo có thể hiệu đơn giản là yếu tố làm chúng ta quyết định một vấn đề nào đó (ở đây là mua hàng) dựa vào luồng thông tin xuất hiện đầu tiên và từ đó lấy làm cột móc để so sánh và đối chiếu.

    0d8FY.
    Lấy một ví dụ về phần mềm, khi có nhiều sản phẩm, có thể đưa sản phẩm có mức giá cao nhất lên trên cùng. Người dùng sẽ bị "neo" ở phần mềm có giá cao nhất. Khi họ xem tiếp các ứng dụng tương tự, họ sẽ so sánh với sản phẩm đầu tiên và sẽ gia giảm nhu cầu dựa theo nó, từ đó ứng dụng họ sẽ mua cũng sẽ tiệm cận. Ngược lại, nếu đưa ứng dụng miễn phí lên đầu, họ cũng sẽ gia giảm nhu cầu xung quanh gói free, và dĩ nhiên họ sẽ mua ứng dụng rẻ hơn.

    Chính vì thế, yếu tố quyết định giá trị của một dòng sản phẩm chính là hiệu ứng mỏ neo của người dùng. Đã có rất nhiều công ty phần mềm ứng dụng hiệu ứng mỏ neo cực kì thành công có thể kể đến như: Microsoft, Adobe...

    0dVP1.
    Hãy thử tưởng tượng xem, tại sao bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office hay bộ công cụ chỉnh sửa hình ảnh Photoshop của Adobe có mức giá vượt ngưỡng 200 USD mà lại được tiêu thụ rất thành công, trong khi các ứng dụng di động chỉ có 1 đến 10 USD lại không được ưa chuộng?

    Vâng, đó chính là vì những gã khổng lồ đã tận dụng được thế mạnh độc quyền của họ. Vào thời điểm ra mắt, có một ứng dụng ghi văn bản nào tốt và nhiều chức năng như Microsoft Word hay không? Đến thời điểm hiện tại, có phần mềm chỉnh sửa ảnh nào đủ tầm như Photoshop hay không? Chính những thế mạnh độc quyền đó đã tạo nên một "mỏ neo" rất nặng và chìm sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Bởi họ nghĩ các ứng dụng nói trên xứng đáng mới mức giá 200-500 USD (mặc dù có thể họ chẳng bao giờ biết được tất cả ưu nhược điểm của ứng dụng).

    Thế mạnh độc quyền tạo nên khả năng quyết định mức giá mỏ neo của sản phẩm
    Nói đi thì cũng nói lại, việc mức giá của các phần mềm di động không đuợc cao là do tính chất cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong hệ sinh thái. Hãy thử hình dung, bạn sẽ chỉ có khoảng 2-3 thương hiệu chip máy tính để chọn lựa (Intel, AMD...), khoảng 10 ứng dụng văn phòng... Tuy nhiên, sẽ có từ vài chục đến hàng ngàn ứng dụng di động thuộc cùng một thể loại. Vì thế, khả năng cạnh tranh là cực kì cao và dẫn đến mức giá sàn của phần mềm di động bị đẩy xuống rất thấp, thậm chí là miễn phí.

    Ngoài ra, mỏ neo về giá trong hệ sinh thái ứng dụng di động còn bị ảnh hướng rất nhiều bởi việc "ấn định mức giá" của 2 gã khổng lồ Apple và Google. Với nhà Táo, các ứng dụng tính phí có giá bắt đầu từ 0,99 USD - từ đó hầu hết tất cả các phần mềm đều xoay quanh con số này.

    0d5SB.
    Trong khi đó , Google Play Store bắt đầu với các ứng dụng miễn phí và kết quả như đã biết, phần mềm miễn phí là thành phần chủ đạo và dồi dào nhất trên chợ ứng dụng Android hiện nay.

    0dCiK.
    Như vậy trên đây là một trong những lời giải thích khách quan nhất về hiện trạng của hệ sinh thái ứng dụng di động hiện nay. Rất tiếc là, chưa có một lập trình viên nào có một ứng dụng đủ tốt để làm thế mạnh độc quyền tương tự như Microsoft hay Adobe đã từng thực hiện được.

    Tất nhiên, vẫn còn một yếu tố khác cho vấn đề nói trên là "tệ nạn xài độ lậu". Xin không nói quá sâu về điều này nhưng nếu được, hãy ủng hộ lập trình viên để họ có động lực tạo nên những phần mềm tốt hơn trong tương lai, bạn nhé.

    Nguồn: Forbes
     
    Last edited by a moderator: 30/3/17

Chia sẻ trang này