Công nghệ tổng hợp Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới hạ cánh thành công tàu thăm dò ở vùng tối Mặt Trăng

Thảo luận trong 'Thế giới công nghệ' bắt đầu bởi kitcat, 4/1/19.

  1. bon1D.
    Theo China Global Network Network America, sáng nay (3/1) Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh thành công một tàu do thám ở vùng tối của Mặt trăng. Một tàu đổ bộ và thám hiểu của Trung Quốc, được phóng vào đầu tháng 12, đã hạ xuống một miệng núi lửa mặt bên của Mặt Trăng (hay còn gọi là vùng tối Mặt Trăng), khu vực không bao giờ đối mặt với Trái đất. Lần hạ cánh này đánh dấu một kỳ tích công nghệ quan trọng và bước tiến mới trong tham vọng của Trung Quốc với mục tiêu trở thành cường quốc dẫn đầu ngành vũ trụ.

    Cuộc đổ bộ là một phần của nhiệm vụ Chang’e-4 (Hằng Nga 4) của Trung Quốc - một trong loạt các nhiệm vụ đã được lên kế hoạch nhằm khám phá bề mặt mặt trăng. Trước chương trình này, Trung Quốc đã gửi một tàu đổ bộ và thám hiểm lên Mặt trăng, giúp họ trở thành quốc gia thứ 3 có thể hạ cánh nhẹ nhàng trên bề mặt Mặt Trăng. Con tàu đổ bộ thuộc một phần của nhiệm vụ Chang’e-3 đã đến nửa nhìn thấy được hay vùng sáng của Mặt Trăng (phần chúng ta luôn thấy được).

    ◤ KHÔNG MỘT QUỐC GIA HAY CÔNG TY NÀO TỪNG CÓ THỂ HẠ CÁNH XUỐNG VÙNG TỐI CỦA MẶT TRĂNG ◢

    Trước đây, chưa một ai có thể hạ cánh xuống vùng tối, bởi vì rất khó để liên lạc với robot ở phía mặt bên của Mặt trăng nơi chúng ta không thể nhìn thấy. Bên cạnh đó, do không có một đường truyền thẳng, trực tiếp nào với Trái đất vì vậy không có cách nào để truyền nhận tín hiệu vô tuyến đến tàu vũ trụ ở vùng tối Mặt Trăng. Nhưng Trung Quốc đã chuẩn bị cho điều đó. Nước này đã phóng một vệ tinh Mặt Trăng vào tháng 5, nó sẽ được đặt gần Mặt Trăng và cung cấp một rơle liên lạc giữa tàu vũ trụ Chang’e-4 và Trái Đất.


    Khi ở trên Mặt trăng, Trung Quốc sẽ có được một góc nhìn tốt từ điểm hạ cánh của mình, lưu vực Nam Cực-Aitken (South Pole–Aitken basin). Đây là một khu vực trên bề mặt Mặt Trăng mà nhiều nhà khoa học hành tinh đã háo hức khám phá. Có độ rộng khoảng 1.550 dặm và được cho là một miệng núi lửa có từ rất lâu đời. Lưu vực này được tạo ra khi một tảng đá khổng lồ đâm vào Mặt Trăng hàng tỷ năm trước. Tìm ra tuổi chính xác của lưu vực có thể giúp chúng ta tìm hiểu thêm về thời điểm mà tác động này xảy ra, cung cấp manh mối về môi trường của Hệ Mặt Trời lúc đó như thế nào.

    bopVq.
    Lưu vực Nam Cực-Aitken (the South Pole-Aitken basin).

    Chang’e-4 có thể không thể tìm ra tuổi chính xác của lưu vực Nam Cực-Aitken, nhưng nó được trang bị nhiều thiết bị, công cụ khoa học sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về phần bí ẩn này của Mặt Trăng. Tàu đổ bộ sẽ sớm triển khai tàu đổ bộ và sẽ tiến hành tìm hiểu thêm về thành phần và cấu trúc của các tảng đá trong khu vực này. Tàu đổ bộ trong lúc này sẽ tập trung vào bầu trời, thu thập dữ liệu cho các nhà thiên văn học trên Trái đất, những người vô cùng mong muốn tận dụng vị trí độc nhất ở vùng tối của Mặt Trăng này. Vào ban đêm, khi phần lớn Mặt Trăng ngăn khu vực này khỏi Mặt Trời và cả tín hiệu vô tuyến từ Trái đất, tàu đổ bộ sẽ có được một góc nhìn chưa từng thấy về các ngôi sao.

    Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa rõ tàu do thám của Trung Quốc đã hạ cánh xuống Mặt Trăng hay chưa sau khi truyền thông nước này xóa đoạn thông báo khẳng định nhiệm vụ tiếp đất đã thành công.
     

Chia sẻ trang này