Thức ăn cho trâu bò với nhiều thành phần ( Phần 1)

Thảo luận trong 'Hỏi đáp Công Nghệ' bắt đầu bởi maimy132, 16/7/18.

  1. Thức ăn cho trâu bò rất đa dạng và phong phú. Khi sử dụng thức ăn để nuôi trâu bò, ta cần phải biết rõ đặc tính và đặc điểm dinh dưỡng của từng loại thức ăn để lựa chọn và phối hợp khẩu phần cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng thời kỳ và tiềm năng sản xuất của từng con.

    Thức ăn thô

    Thức ăn thô là loại thức ăn có khối lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn nhỏ. Điều đó có nghĩa là gia súc phải tiêu thụ một số lượng lớn loại thức ăn này mới có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Hàm lượng chất xơ thô trong loại thức ăn này lớn hơn 18% (theo vật chất khô).

    Trong thức ăn thô người ta lại phân ra thành các nhóm nhỏ:

    – Cỏ tự nhiên và cỏ trồng: Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hoà thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật… Cỏ tự nhiên mọc trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, công viên…. cỏ tự nhiên có thể được sử dụng cho trâu bò ngay trên đồng bãi dưới hình thức chăn thả hoặc cũng có thể thu cắt về và cho trâu bò ăn tại chuồng. Thành phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên biến động rất lớn và tuỳ thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển của cỏ (cỏ non hay già) và thành phần các loại cỏ trong thảm cỏ. Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần lưu ý tránh cho trâu bò bị rối loạn tiêu hoá hoặc ngộ độc: cỏ tự nhiên thu cắt về phải được rửa sạch để loại bỏ bụi, các hoá chất độc hại, thuốc trừ sâu…; loại cỏ còn non hoặc cỏ thu cắt ngay sau mưa cần phải phơi lái để đề phòng trâu bò bị chướng bụng, đầy hơi. Cỏ trồng bao gồm các loại như cỏ voi, cỏ Ghinê, cỏ sả…Việc trồng cỏ rất quan trọng, đặc biệt là trong chăn nuôi thâm canh và chăn nuôi theo quy mô trang trại. Trồng cỏ bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất lượng và ổn định quanh năm. Lượng cỏ cho trâu bò ăn thay đổi tuỳ theo từng đối tượng. Trung bình mỗi ngày có thể cho một con trâu bò ăn khoảng 30 – 35 kg cỏ.
    [​IMG]
    – Ngọn mía: Ngọn mía là phần ngọn thải ra sau khi thu hoạch thân cây mía làm đường. Tại những vùng ven sông, đặc biệt là những vùng quy hoạch mía đường của nước ta, hàng năm lượng ngọn mía thải ra rất lớn và ngọn mía là nguồn thức ăn xanh có giá trị, cần tận dụng và có thể dùng để nuôi trâu bò rất tốt. Vì ngọn mía chứa hàm lượng đường và xơ cao nhưng lại nghèo các thành phần dinh dưỡng khác, do đó chỉ nên sử dụng ngọn mía như loại thức ăn bổ sung đường mà không nên thay thế hoàn toàn cỏ xanh trong một thời gian dài.

    - Thức ăn xanh: Bao gồm các loại cỏ xanh, thân lá cây còn xanh, kể cả một số loại rau xanh và vỏ của những quả nhiều nước… Đặc điểm của thức ăn thô xanh là chứa nhiều nước, dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn. Nói chung, thức ăn xanh có tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và protein có chất lượng cao.

    – Vỏ và đọt dứa: Vỏ và đọt dứa là nguồn phế phụ phẩm với khối lượng rất lớn, do các nhà máy chế biến dứa xuất khẩu thải ra. Vỏ và đọt đứa chứa nhiều đường nhưng lại thiếu đạm và xơ. Chính vì vậy, không nên sử dụng vỏ và đọt dứa thay thế hoàn toàn cỏ xanh. Mặt khác, trong vỏ dứa có chứa men bromelin và khi trâu bò ăn nhiều sẽ bị rát lưỡi. Tốt nhất là nên cho trâu bò ăn mỗi ngày khoảng 10 – 15 kg vỏ và đọt dứa và nên chia ra làm nhiều lần.

    Nguồn: http://nhathuocthuy.vn/tan-dung-phu-pham-lam-thuc-an-cho-trau-bo--phan-1-T34d160v3949.htm

    ---------------
    Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Thú y (BiotechVET)
    Nhà máy sản xuất: Tdp Hoà Bình (Khu Dâu Tằm), phường Biên Giang, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
    Điện thoại: 0973 903 952 - 0975 280 111
    E-mail: [email protected]
    Facebook: https://www.facebook.com/nhathuocthuy/
    Website: http://nhathuocthuy.vn/
     

Chia sẻ trang này