Công nghệ tổng hợp Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng tại Triết Giang, Trung Quốc không còn là " Công Xưởng thế giới"

Thảo luận trong 'Thủ thuật công nghệ' bắt đầu bởi ngoctb, 17/6/19.

  1. Huệ Châu Samsung Electronics, nhà máy sản xuất và lắp ráp cuối cùng của tập đoàn công nghệ Samsung tại Trung Quốc, sẽ chính thức bị đóng cửa trong năm nay. Động thái lần này của tập đoàn xứ kim chi sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của đất nước tỷ dân, buộc họ phải miễn cưỡng chấp nhận danh hiệu "công xưởng của thế giới" đã dày công gầy dựng bao năm nay đang dần rơi vào tay kẻ khác.

    Samsung dong cua nha may cuoi cung tai Triet Giang (7).


    Tháng 8/1992 là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc – hai quốc gia vốn từng là kẻ thù "không đội trời chung" – bằng việc thiết lập bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Cũng trong thời gian này, Huệ Châu Samsung Electronics, nhà máy sản xuất điện thoại di động có quy mô lớn nhất Trung Quốc của tập đoàn xứ sở Kim Chi cũng bắt đầu xây dựng những phần móng đầu tiên, là thành quả của những nỗ lực ký kết hợp đồng liên doanh giữa gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc với chính quyền Bắc Kinh.

    Chỉ một năm sau đó, công ty có trị giá vốn hóa 23 triệu đô la đã bắt đầu đi vào hoạt động với mục tiêu trở thành nhà máy hàng đầu sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng hiện đại và phổ biến nhất, từ việc tạo ra công nghệ âm thanh chuẩn steoreo vào những năm 1990, máy nghe nhạc MP3 vào đầu những năm 2000 và bắt đầu đặt chân vào thị trường smartphone kể từ năm 2007.

    Năm 2011 chứng kiến thời kỳ hoàng kim của tập đoàn điện tử Samsung, khi doanh số smartphone của họ dẫn đầu thị trường thế giới, với sản lượng 70,14 triệu máy được xuất xưởng tại Huệ Châu, chiếm 20% sản lượng smartphone được tiêu thụ tại Trung Quốc và 55,64 triệu máy tại Thiên Tân.

    Tuy nhiên giờ đây, cảnh tượng một khu phức hợp náo nhiệt và sôi động như những năm 2010, 2011 đã trở thành dĩ vãng, thay vào đó là một không gian rộng lớn có phần hoang sơ, ảm đạm, đìu hiu. Các cửa hàng nhỏ và tiệm tạp hóa xung quanh nhà máy với nhiều người từng qua lại tấp nập trước kia hiện đã dần đóng cửa, ngay cả đèn đường – vốn được trang trí với nhiều biển quảng cáo bắt mắt của Samsung – giờ đây cũng đã hoàn toàn biến mất. Và bảng thông báo được treo trên cổng ra vào nhà máy tuyên bố ngừng tuyển dụng từ ngày 28/2.

    Samsung dong cua nha may cuoi cung tai Triet Giang (11).

    "Thật ra, kể từ sau tết Nguyên Đán, người dân ở khắp vùng Chiết Giang này đã truyền tai nhau tin đồn rằng Samsung sẽ hạn chế phần lớn các hoạt động sản xuất của nhà máy trong những tháng tới.", ông Zhong Ming, một cư dân đang sinh sống tại địa phương, chia sẻ.

    Công nhân tại nhà máy Huệ Châu cho biết, một số đồng nghiệp của họ đã tự động xin nghỉ việc để tìm kiếm một hướng đi mới, trong khi người dân địa phương, công nhân và các nhà cung cấp gần như đã chấp nhận sự thật rằng nhà máy sẽ đóng cửa trong tương lai.

    "Vào tháng trước, tôi nghe nói rằng đã có hàng trăm công nhân nhận được một khoảng bồi thường từ khoảng 1400 đến hơn 14.400 đô la Mỹ (dựa vào số năm cống hiến) và rời khỏi Samsung", một chủ cho thuê nhà trọ tại khu vực nhà máy, chia sẻ.

    Giá thuê cho một phòng đơn đã giảm mạnh trong vài tháng trở lại đây, từ 500 nhân dân tệ (72 đô la) xuống chỉ còn 2-300 nhân dân tệ (khoảng 36 đô la), tuy nhiên tình trạng phòng trống hiện nay vẫn còn rất nhiều.

    Steve Huang, một kỹ sư đã làm việc tại đây 17 năm, cho biết số lượng nhân viên làm việc bên trong nhà máy đã giảm hơn một nữa, vào khoảng 4000 so với con số 9000 vào năm 2013, khi Samsung còn là tập đoàn đứng đầu tại Trung Quốc với 20% thị phần smartphone. Tuy nhiên chỉ sau 5 năm, tập đoàn chỉ còn giữ lại được cho mình 1% thị phần, khi "miếng bánh smartphone" đầy mầu mỡ dần bị xâu xé bởi các tập đoàn nội địa Trung Quốc như Huawei, Xiaomi và Oppo.

    Theo dữ liệu từ cục hải quan Trung Quốc, chỉ ngay trong quý đầu tiên của năm 2019, mảng xuất khẩu điện thoại của Samsung từ Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Sự sụp đổ của Samsung Trung Quốc đang làm dấy lên mối lo ngại lớn về tương lai của nền kinh tế số một thế giới, đồng thời đặt ra câu hỏi về sức mạnh tài chính của quốc gia này trong tương lai, khi họ đang đóng vai trò là chuỗi cung ứng hàng hóa cho toàn cầu, đặc biệt là vào thời điểm hiện tại, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn chưa đến hồi kết.

    Samsung dong cua nha may cuoi cung tai Triet Giang (8).

    Về phần Samsung, họ cũng nên gánh chịu một phần trách nhiệm bởi đã để mất thị phần smartphone vào tay các thương hiệu nội địa Trung Quốc do chính sách marketing và dịch vụ thua kém. Tuy nhiên trên thực tế, công ty đang đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc nhưng lại mở rộng quy mô sản xuất ở Việt Nam và Ấn Độ, đây cũng là một vấn đề mà chính quyền ông Tập Cận Bình cần phải chú ý.

    Vào năm ngoái, Samsung đã tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại thông minh có quy mô lớn nằm ở ngoại ô thủ đô New Delhi của Ấn Độ với công suất ước tính 120 triệu máy mỗi năm, lắp ráp và chế tạo từ các mẫu máy thuộc phân khúc giá rẻ dưới 100$ đến phân khúc cao cấp của hãng.

    Việc chuyển đổi địa điểm sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, Ấn độ và thậm chí đến cả Châu Phi – trước tiên là các dây chuyền lắp ráp thô sơ cần lượng nhân công lớn – đã diễn ra ít nhất gần một thập kỷ qua. Quá trình này bị kéo dài do chi phí lao động và cho thuê tăng, suất thuế cao và nền kinh tế, đặc biệt là thị trường công nghệ, đang rơi vào trạng thái bão hòa. Tuy nhiên trong thời gian gần dây, tốc độ chuyển đổi đã có những dấu hiệu tăng tốc rõ rệt kể từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay thực hiện các chính sách áp thuế lên hàng hóa của Trung Quốc gần một năm trước.

    Samsung dong cua nha may cuoi cung tai Triet Giang (9).

    Ngay cả đến Foxconn, nhà máy lắp ráp iPhone và iPad lớn nhất Trung Quốc, cũng đang tìm đường an toàn cho mình khi họ tuyên bố tập đoàn hoàn toàn có đủ năng lực bên ngoài Trung Quốc để đáp ứng tất cả các khâu sản xuất sản phẩm của Apple cho thị trường Mỹ, nếu cần thiết.

    Theo một số nhà phân tích, thông báo lần này của Foxconn cùng với kế hoạch rời khỏi Trung Quốc của Samsung có thể sẽ gây tác động nghiêm trọng đến ổn định kinh tế và việc làm trong nước của Trung Quốc cũng như vị thế của nó trong ngành cung ứng toàn cầu.

    "Samsung là tập đoàn sản xuất chế tạo hàng đầu thế giới. Nếu việc sản xuất của nó bị cắt giảm hoặc rời khỏi Trung Quốc hoàn toàn, thì ít nhất 100 nhà máy liên quan ở Quảng Đông cũng sẽ đóng cửa. Họ sẽ không thể hoạt động nếu không có nhà máy Samsung Huệ Châu", Liu Kaiming, người đứng đầu Viện Quan Sát Đương đại, chia sẻ với báo giới.

    Mặc khác, trong thời điểm này, vòng tròn cung ứng tại Trung Quốc – nhập khẩu linh kiện từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, lắp ráp sau đó xuất khẩu đến thị trường EU, Mỹ – đang ngày càng bị thu hẹp về quy mô. Cụ thể, tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc đã giảm 13,1% trong năm tháng đầu 2019, trong khi từ Nhật Bản giảm 6,7% và từ Đài Loan giảm 6,9%.

    Bern Optical, một nhà máy tại Huệ Châu chuyên cung cấp kính cường lực cho sản phẩm của Apple và Samsung, đã phải tinh giảm hơn 8.000 công nhân kể từ tháng 11 do số lượng đơn đặt hàng giảm.

    Janus, một nhà máy sản xuất linh kiện khác có trụ sở tại Đông Quan, Quảng Đông cho biết doanh số của công ty giảm 14,25% hằng năm dẫn đến khoản lỗ ròng 2,86 tỷ nhân dân tệ (413 triệu USD). Sự sụt giảm này phần lớn đến từ Samsung – khách hàng lớn nhất của công ty – khi đã ngừng đặt mua các linh kiện từ quý 4/2018, gây thất thoát 2,408 tỷ nhân dân tệ (tương đương 349 triệu USD).

    Để cứu vãn tình hình hiện tại, Trung Quốc đang gấp rút giải quyết các khiếu nại còn tồn đọng trước đó của nhiều nhà sản xuất nước ngoài bằng cam kết rằng họ luôn được hoang nghênh và bảo vệ tại đây. Đồng thời, chính phủ Bắc Kinh cũng đã thông qua luật đầu tư nước ngoài trong năm nay để bảo vệ pháp lý cho sở hữu trí tuệ nước ngoài và ngăn chặn các quá trình chuyển giao công nghệ bắt buộc.

    Samsung dong cua nha may cuoi cung tai Triet Giang (10).

    Trung Quốc cũng đang trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư tên tuổi tham gia vào thị trường nước này như tập đoàn xe hơi của Elon Musk, với cam kết hỗ trợ tối đa Tesla xây dựng nhà máy ô tô tại Thượng Hải với các khoản vay hào phóng của ngân hàng quốc gia. Nhà máy được dự kiến sẽ khánh thành và sản xuất Model 3 ngay cuối năm nay.

    Dữ liệu chính thức nhà nước cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cơ bản đã được ổn định trong năm tháng đầu năm, với mức tăng 3,7% tương đương 55 tỷ USD. Tuy nhiên con số này lại thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Đứng trước sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, Wang Jisi, chuyên gia về quan hệ Trung – Mỹ, vào hôm thứ năm đã viết trên tờ Thời báo Hoàn cầu rằng Trung Quốc cần phải hết sức cẩn thận, tránh với vào cái bẫy "tách rời" khỏi Mỹ và phần còn lại của thế giới.

    "Một số người Mỹ sẽ muốn nhìn thấy chúng ta bị chia rẽ về thương mại và công nghệ, nhưng chúng ta phải luôn tích cực hợp tác với các quốc gia trên toàn thế giới, kể cả Mỹ, trên các lĩnh vực thương mại và công nghệ", Wang viết.

    Đầu tháng này, Bộ công nghệ Trung Quốc đã cấp giấy phép cho mạng viễn thông 5G, gồm các nhà mạng China Telecom, China Mobile, China Unicom và China Broadcasting Network Corporation, mở ra những cơ hội đầu tư lớn vào thị trường di động trong nước trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ ngày với Mỹ ngày càng gia tăng.

    Samsung dong cua nha may cuoi cung tai Triet Giang (14).

    "Điều này chỉ khả thi về mặt lý thuyết….. Tuy nhiên nếu muốn hiện thực hóa, thì sự phát triển của điện thoại thông minh và viễn thông thế hệ tiếp theo của Trung Quốc phải được kết nối và tương thích với thế giới", Jam Yan, giám đốc nghiên cứu thuộc Counterpoint Technology có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết.

    Dù sao đi nữa, thì các cư dân đang sinh sống tại Chiết Giang cần phải chấp nhận một sự thật phũ phàng rằng, con tàu Samsung đã và đang bắt đầu ra khơi.

    "Có lẽ tôi sẽ làm việc tại đây cho đến ngày Samsung hoàn toàn rời khỏi Trung Quốc", kỹ sư Huang tâm sự.
     

Chia sẻ trang này