Công nghệ tổng hợp NPS - Đội quân bảo vệ bí mật sản phẩm của Apple không bị công nhân sản xuất tuồn ra ngoài

Thảo luận trong 'Thế giới công nghệ' bắt đầu bởi kitcat, 19/7/19.

  1. 49HUxD.
    Trong những năm gần đây, các vụ rò rỉ thông tin iPhone trước ngày ra mắt không phải là hiếm nữa và chúng thường khá chính xác. Có thể nói đây là cuộc chiến căng thẳng giữa Apple và những người rò rỉ, một bên muốn ngăn chặn mọi thông tin, còn bên kia thì tìm mọi cách để tuồn tin ra ngoài, và những người này thường là công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất máy.

    Kể từ sau sự cố rò rỉ nhiều thông tin khiến chiếc iPhone 5C không còn được giữ bí mật nữa, tờ The Information cho biết Apple đã thành lập bộ phận bảo mật quá trình sản xuất với tên gọi là New Product Security Team (NPS), các nhân viên của bộ phận này sẽ gíam sát chặt chẽ các nhà cung ứng và đối tác lắp ráp tại Trung Quốc. NPS cũng có nhiệm vụ chặn đứng các phương pháp mà một số công nhân nhà máy dùng để đưa thông tin, hình ảnh về các thiết bị mới ra ngoài, đó thường là những bản vẽ thiết kế, kích thước sản phẩm và các thành phần vật lý.

    Vụ rò rỉ iPhone 5C được thực hiện khi một nhân viên của Jabil, một trong những nhà cung ứng của Apple, lén đem chiếc vỏ của iPhone 5C ra ngoài, người này tránh được camera an ninh, không phải làm giấy tờ xác nhận, nhờ vào sự gíup đỡ của một bảo vệ.

    49HYMV.
    NPS có nhiệm vụ báo cáo và ngăn chặn những sự cố như iPhone 5C xảy ra một lần nữa. Một nhân viên thuộc NPS thậm chí còn nói có lần bắt gặp công nhân đào cả đường hầm để đưa linh kiện ra ngoài nhà máy.

    Các công nhân này thường được người bên ngoài trả tiền để mang linh kiện, các thông tin, hình ảnh ra ngoài. Dù Apple đã rất cố gắng như một số vẫn có thể lọt được ra ngoài, nhưng NPS cho biết Apple thường bí mật điều tra những gì đã mất và nơi nào để tìm lại.

    Hai nhân viên tại Jabil, nơi đã làm rò rỉ chiếc iPhone 5C, sau này còn trộm 180 vỏ iPhone 6 bằng cách điều chỉnh hệ thống theo dõi trong kho, sau đó họ đưa chúng lên bán trên chợ đen. Apple đã phát hiện và mua lại tất cả các vỏ máy bị đánh cắp.

    49HjT2.
    iPhone 5C, chiếc iPhone mà Apple đã thất bại trong việc bảo vệ thông tin

    Trong một vụ điều tra khác, trước khi iPhone X được phát hành, một doanh nghiệp huấn luyện các kỹ thuật viên cách sửa chữa các thiết bị của Apple bằng cách nào đó đã có được mẫu kính của chiếc iPhone mới và bắt đầu tổ chức các chương trình huấn luyện sửa chữa. NPS đã bí mật đưa người vào nơi này để truy tìm nguồn gốc của rò rỉ.

    Một điều thú vị trong chiến lược chống rò rỉ của Apple là hãng hiếm khi nhờ đến luật pháp trong những trường hợp này, vì như thế đồng nghĩa với tăng khả năng bị lộ thông tin. The Information cho biết Apple có thể cung cấp mô tả sản phẩm cho cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc, nhưng họ không làm như vậy vì sợ phải chia sẻ thông tin cho những người không thuộc Apple.

    Điều này có nghĩa là những kẻ đánh cắp linh kiện thường chỉ bị phán xét dựa trên giá trị tài sản bị đánh cắp, không xét xử theo luật bảo vệ trí tuệ, thường sẽ nặng hơn nhiều. Đó là một phần lý do mà việc tuồn các bí mật của Apple ra khỏi nhà máy tại Trung Quốc thường không mang đến rủi ro cao như ta vẫn nghĩ, dù Apple mang tiếng là một trong những tập đoàn đề cao tính bí mật nhất thế giới.
     

Chia sẻ trang này