Công nghệ tổng hợp Những điều thú vị về chiếc huy chương của Olympic Rio 2016

Thảo luận trong 'Thế giới công nghệ' bắt đầu bởi kitcat, 9/8/16.

  1. [​IMG]

    Olympic Rio 2016 là sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, quy tụ hơn 11.000 vận động viên tranh tài để giành lấy những chiếc huy chương danh giá, mang lại niềm tự hào cho đất nước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chiếc huy chương, về quá trình chế tác cũng như giá trị của chúng.

    Quá trình chế tác 5.130 chiếc huy chương cho Olympic Rio 2016 được đảm nhận bởi nhà điêu khắc dày dặn kinh nghiệm Nelson Neto Carneiro với 41 năm làm việc tại nhà máy đúc tiền ở Casa da Moeda do Brazil.

    "Nhìn thấy họ (các vận động viên) trên bục xếp hạng, tôi biết đó là các huy chương do mình tạo ra. Tôi sẽ cảm thấy như chính tôi nhận được huy chương đó" - Nelson chia sẻ.

    Những hiếc huy chương có kích thước và trọng lượng như nhau với đường kính 85 mm, trọng lượng 500 gram. Một mặt của các huy chương là hình ảnh nữ thần chiến thắng Nike và ngôi đền Parthenon, phía trên là biểu tượng các vòng tròn đan vào nhau. Mặt còn lại là logo của Olympic Rio 2016. Đây cũng là những huy chương năng nhất trong lịch sử các kỳ Thế vận hội mùa hè.

    Tuy được gọi là HCV, song những chiếc huy chương nặng 500 gram này chỉ có 6 gram vàng với độ tinh khiết 99,9%, tương đương 1,2% (mức tối thiểu theo yêu cầu của Ủy ban Olympic Quốc tế), phần còn là 494 gram bạc với độ tinh khiết 92,5%. Nếu tính theo tỉ giá vàng bạc hiện tại, mỗi huy chương có giá trị nội tại khoảng 564 USD. Mức giá này có vẻ dễ chấp nhận hơn mức 22.000 USD đối với một chiếc HCV làm từ vàng ròng được trao ở Thế vận hội mùa hè Stockholm 1912 (đây cũng là kỳ Thế vận hội cuối cùng mà HCV được làm hoàn toàn từ vàng). Những chiếc huy chương bạc thì được "ưu ái" hơn vì làm hoàn toàn từ bạc 92,5% và chúng có giá trị khoảng 305 USD. Huy chương đồng được tạo nên từ 475 gram đồng (95%) và 25 gam kẽm (5%) do đó, giá trị nội tại của chúng không nhiều.

    Các huy chương của Olympic Rio được mô tả như là "biểu tượng của sự bền vững và sự tiếp cận". Hơn 30% lượng bạc được sử dụng trong việc sản xuất các huy chương được tái chế từ gương, chất thải hàn và các tấm X-ray. Quá trình khai thác vàng cũng được cho là không sử dụng thủy ngân. Hơn 40% lượng đồng cũng có nguồn gốc từ việc tái chế các chất thải công nghiệp, kể cả dây ruy-băng trên huy chương cũng là sản phẩm tái chế. Các hộp gỗ được sử dụng đều được sự cho phép của Cơ quan quản lý rừng Brazil và được khắc logo Olympic Rio 2016.


    Quá trình chế tạo chiếc huy chương Olympic
    Không chỉ vậy, quá trình chế tác những chiếc huy chương này cũng là cả một quá trình cộng hưởng giữa nghệ thuật và khoa học. Các bản mẫu huy chương được làm thủ công hoàn toàn trong khoảng thời gian 2 tuần, sau đó sử dụng công nghệ scan và CNC để tạo khuôn kim loại. Các khuôn này cũng được kiểm tra kỹ lượng dưới kính hiển vi trước khi mang đến nơi đúc. Tại đây, máy nén thủy lực sẽ thực hiện 3 lần dập lên khuôn tạo nên các biểu tượng, họa tiết trên chiếc huy chương. Đặc biệt hơn, phần mặt huy chương có tạo hình mái vòm cong với chiều dày dao động từ 6 - 11 mm. Chưa dừng lại ở đó, những chiếc HCV còn trải qua quá trình mạ vàng để tăng tính thẩm mỹ. Được biết, quá trình hoàn thành một chiếc huy chương lên đến 48 giờ.

    [​IMG]

    Một chiếc huy chương Olympic là cả một tác phẩm nghệ thuật, nó không chỉ mang giá trị vật chất, mà cao hơn nữa là tính biểu trưng cho tinh thần thể thao và danh dự của một dân tộc. Việt Nam chúng ta trong kỳ Olympic Rio 2016 đã có được tấm HCV đầu tiên nhờ sự xuất sắc của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh và chúng ta cùng hy vọng các vận động viên Việt Nam sẽ thi đấu thật tốt, mang thêm huy chương về cho nước nhà.


    via Forbes, CNN
     
    Last edited by a moderator: 10/8/16

Chia sẻ trang này