Công nghệ tổng hợp Cùng xem lại những tính năng mà iPhone học hỏi từ smartphone Android

Thảo luận trong 'Thế giới công nghệ' bắt đầu bởi kitcat, 20/4/18.

  1. KMIzK.
    Với sự ảnh hưởng lớn của mình, những tính năng trên iPhone luôn tạo ra những xu hướng mới cho những mẫu smartphone Android học theo, đặc biệt là những mẫu smartphone đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tính năng mà iPhone phải học theo những điện thoại Android.

    ◤ MÀN HÌNH OLED ◢

    K9kO7.
    Chiếc iPhone X là thế hệ đầu tiên sử dụng màn hình OLED. Tuy nhiên, kỳ phùng địch thủ của Apple là Samsung đã làm được điều cách đây 8 năm. "Gã khổng lồ công nghệ" xứ Kim chi đã và đang đứng đầu về dây chuyền sản xuất màn hình OLED. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Apple phải phụ thuộc vào Samsung khá nhiều trong việc lắp ráp và sản xuất iPhone X.

    Tuy nhiên, với chi phí cao và đòi hỏi công nghệ cũng như kỹ thuật phức tạp thì phải mất một thời gian nữa màn hình OLED mới có thể trở thành tiêu chuẩn hiện thị trên các mẫu máy smartphone.

    ◤ SẠC KHÔNG DÂY CHUẨN QI ◢

    K9i2l.
    Công nghệ sạc không dây theo chuẩn Qi đã không còn quá xa lạ đối với những người dùng Android phone. Nó đã được các hãng như Nokia, HTC, Samsung hay LG áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, chờ iPhone thế hệ thứ 8 Apple mới trang bị tính năng này trên sản phẩm của họ. Mặc dù vậy, Apple có trang bị thì số lượng người dùng tính năng này vẫn khá khiêm tốn.

    ◤ CAMERA KÉP ◢

    K9ndU.
    Ngày nay, camera kép là yêu cầu tối thiểu đối với những mẫu điện thoại cao cấp. Các hãng sản xuất cũng đang chạy đua với nhau về các công nghệ trên cụm camera. Từ các mẫu máy mới nhất của Samsung hay Apple tất cả điều được bị hệ thống camera kép. Tuy nhiên các hãng không chỉ dừng lại ở con số hai khi Huawei P20 đã nâng con số này lên thành 3 camera.

    Cùng với đó, có rất nhiều hãng đang chứng tỏ mình là người tiên phong trong công nghệ này. Tuy nhiên, theo thông tin từ trang Engadget, hãng đầu tiên trang bị camera kép cho điện thoại chính là Samsung. Họ đã thực hiện được điều này vào năm 2007, trên chiếc Samsung SCH-B710.

    ◤ MÀN HÌNH TRÀN VIỀN ◢

    K9sZR.
    Công nghệ tràn viền cũng được Apple áp dụng lần đầu tiên trên chiếc iPhone X. Đây là cách giúp các hãng tối ưu diện tích màn hình hiển thị nhưng không làm kích thước của máy trở nên lớn hơn. Tuy nhiên, người tiên phong trong lĩnh vực này không phải Samsung, LG hay Xiaomi mà đó chính là Sharp với chiếc điện thoại Sharp Aquos Crystal được ra mắt vào năm 2014.

    ◤ CHUẨN KHÁNG NƯỚC, KHÁNG BỤI ◢

    K9dwT.
    Kể từ khi ra mắt, những chiếc iPhone rất dễ bị tổn thương khi tiếp xúc trực tiếp với nước. Đến năm 2016, người dùng mới có thể yên tâm hơn khi Apple ra mắt iPhone 7 và 7 Plus, hai thiết bị đầu tiên có tiêu chuẩn kháng nước và kháng bụi IP67.

    Đây cũng là một bước đi chậm hơn rất nhiều so với các đối thủ của Apple khi Samsung đã áp dụng thành công trên chiếc Galaxy S5 vào năm 2014 hay Sony với những chiếc Xperia cao cấp.

    ◤ "HEY SIRI" ◢

    K9pe0.
    "Hey Siri" là tính năng kích hoạt trợ lý ảo Siri bằng giọng nói. Nó được áp dụng lầu tiên trên iPhone 6s vào năm 2015 nhưng thời điểm đó vẫn còn khá sơ sài. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã được cải thiện nhưng Siri vẫn còn rất nhiều hạn chế và sai sót. Tính năng kích hoạt trợ lý ảo bằng giọng nói được Motorola thực hiện đầu tiên trên chiếc Moto X với câu cửa miệng "Oke Google".

    ◤ "RAISE AND TAP TO WAKE UP" ◢

    K9qxD.
    Raise to wake up là tính năng bật sáng màn hình khi đưa máy lên thay vì phải dùng các nút vật lý của iPhone. Đây cũng là tính năng cuối cùng mà Apple đã đi sau các hãng điện thoại Android. "Táo Khuyết" đã thử ứng dụng cảm biến chuyển động trên iPhone 5s thử nghiệm tính năng này, tuy nhiên phải đến iPhone 6s và hệ điều hành iOS 10 thì họ mới chính thức giới thiệu nó. Đây là tính năng dựa trên việc mở sáng màn hình bằng cách gõ lên màn hình được LG giới thiệu trên chiếc G2 vào năm 2013.

    Kết luận lại, việc các hãng điện thoại học hỏi lẫn nhau là một chuyện rất bình thường và thường xuyên diễn ra. Đây cũng là cách mà các hãng hoàn thiện và tăng sức cạnh tranh cho những sản phẩm của mình. Các bạn nghĩ sao về những tính năng này? Để lại ý kiến ở phần bình luận nhé.
     

Chia sẻ trang này