Công nghệ tổng hợp Ai chơi game cũng từng dùng cụm phím D-pad "huyền thoại" này, nhưng bạn có biết nó ra đời thế nào?

Thảo luận trong 'Thế giới công nghệ' bắt đầu bởi kitcat, 2/5/17.

  1. oTA6R.
    Nếu như các bạn tinh ý thì có lẽ sẽ nhận ra rằng thiết kế của chiếc máy chơi game Nintendo Switch mới đây không hề có sự xuất hiện của phím D-pad quen thuộc mà hầu hết những hệ máy console khác đều sở hữu.

    Vừa qua, tại channel của một YouTuber có tên Gaming Historian đã thực hiện một đoạn video nói về nguồn gốc hình thành nên các khuôn mẫu thiết kế của các thiết bị chơi game cầm tay trong suốt 30 năm qua.

    oT568.
    "Nhân vật chính" được nhắc đến trong đoạn video này chính là phím D-pad. Mẫu thiết kế này do chính Nintendo tạo ra vào năm 1982, ban đầu nó đơn thuần chỉ được tạo ra với mục đích giải quyết vấn đề thiết kế sao cho tương thích. Ngay cả Nintendo khi đó cũng chẳng nhận ra được tầm ảnh hưởng của phím D-pad cho đến tận sau này.

    Cùng điểm sơ qua những mẫu thiết kế trước khi D-pad xuất hiện đã nhé. Trước khi D-pad ra đời thì các hệ máy khi đó đều sử dụng cần điều khiển Joystick, ngoài ra còn có các phím điều hướng, với 4 phương hướng là lên xuống trái phải, còn Intellivision của Mattel lại sử dụng phương thức giao tiếp bằng đĩa với khả năng điều hướng lên đến 16 hướng. Tuy nhiên lại tạo ra cảm giác không thoải mái và khó sử dụng.

    oTC8r.
    Các cần điều khiển trước khi D-pad ra đời

    Và mọi chuyện bắt đầu thay đổi vào năm 1982, khi Nintendo gặp phải rắc rối khi thiết kế bản chơi game cầm tay của tựa game Donkey Kong. Ông Gunpei Yokoi cùng nhóm phát triển của ông gặp phải vấn đề khi thiết kế giao diện điều khiển cho chiếc máy Game & Watch. Vì hầu hết các tựa game đầu tiên trên chiếc máy này đều chỉ cần 2 phím điều hướng là trái và phải, nhưng Donkey Kong lại cần đến 4 phím điều hướng. Ban đầu, bọn họ nảy sinh ý định sử dụng một Joystick phiên bản mini, nhưng kết cấu lại khá là yếu và khó sử dụng, đã vậy nó còn khiến cho máy không thể gập lại được vì sử dụng 2 màn hình.

    oTTpd.
    Nguyên bản thiết kế đầu tiên của phím D-pad trên máy Game & Watch
    Kế đó, ông Yokoi thử nghiệm với 4 phím điều hướng tuy khá ổn nhưng không mang lại cảm giác theo phản xạ cho lắm, vì vẫn có khả năng người chơi buộc phải cuối xuống nhìn để đảm bảo họ bấm nhầm phím. Và đấy chính là lúc mà D-pad được ra đời, với thiết kế theo hình chữ thập, cùng một viên bi làm trục xoay ở giữa, đồng thời được đặt tên là Plus Controller đơn giản chỉ vì ngoại hình của nó trông giống dấu cộng (+). Ngoài ra, ông Yokoi còn thiết kế D-pad nằm ở bên phải vì đa phần người chơi đều thuận tay phải, nhưng vì hầu hết các máy Arcade đều có Joystick nằm bên trái nên ông mới làm theo như vậy.

    oToPg.
    Chính vì cả Yokoi lẫn Nintendo đều không nhận ra được tầm ảnh hưởng của phím D-pad cho nên mãi đến tận tháng 8 năm 1983, thì Nintendo mới sở hữu bằng sáng chế của phím điều hướng này. Nhưng dù có bằng sáng chế thì một số công ty khác vẫn tìm cách "lách luật" để có thể bắt chước theo phím D-pad này.

    oTNlX.
    Nhưng vào năm 2005 khi bằng sáng chế của Nintendo hết hạn, thì đó cũng chính là thời điểm các công ty khác được phép sử dụng mẫu thiết kế này mà không phải lo gì về vấn đề bản quyền. Nhưng một điều bất ngờ chính là chiếc máy Switch được ra mắt gần đây nhất của Nintendo lại không hề được thiết kế với phím D-pad trên đó.

    Với sự phát triển của ngành công nghiệp game cùng những tựa game trên nền 3D, thì người chơi hầu hết vẫn chuộng dùng cần Analog hơn là D-pad, thế nhưng nếu là những tựa game theo phong cách retro thì D-pad vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Các bạn cũng có thể theo dõi chi tiết hơn thông qua đoạn video bên dưới.




     

Chia sẻ trang này